Biểu tình ngay tại địa điểm họp hội nghị thượng đỉnh Đông Á Bất ổn chính trị Thái Lan tháng 4, 2009

Hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ kéo về thành phố nghỉ mát Pattaya, nơi có một hội nghị thượng đỉnh châu Á để tạo thêm áp lực đòi chính phủ Abhisit phải từ chức, nhưng đồng ý rút lui sau một ngày đối đầu với binh sĩ, hứa hẹn sẽ quay trở lại nơi đây để tiếp tục biểu tình.[14]

Hội nghị Ðông Á diễn ra bao gồm khối ASEAN với 10 thành viên và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Ðộ, Úc, và New Zealand. Các nhà lãnh đạo từ các quốc gia nêu trên đều tham dự, ngoại trừ Ấn Ðộ, và các cuộc họp sơ khởi của các giới chức cao cấp đã khởi sự ngày 9/4 tại một khách sạn sang trọng ở Pattaya. Những người biểu tình đe dọa sẽ cản trở cuộc họp của các nhà lãnh đạo thuộc 16 quốc gia châu Á, có mục tiêu giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và gia tăng mức trao đổi mua bán trong vùng. Theo Thủ tướng Abhisit, cuộc họp thượng đỉnh sẽ tiếp tục như đã định. "Tôi muốn nhấn mạnh rằng chúng tôi có bảo vệ an ninh và bảo đảm rằng các cuộc họp tại đây sẽ diễn ra một cách tốt đẹp," ông tuyên bố trong một cuộc họp báo với đa số câu hỏi liên quan đến cuộc biểu tình. Cuộc đối đầu giữa khoảng 2.000 người biểu tình mặc áo đỏ và vài trăm binh sĩ trang bị chống bạo động là biến chuyển mới trong cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài ở Thái Lan và một sự xấu hổ cho quốc gia này.[14]

Các nhà lãnh đạo từ các quốc gia Đông Nam Á đến địa điểm họp an toàn, theo lời Abhisit. Tuy nhiên các đại biểu khác phải tự kiếm cách đi vòng qua khu vực biểu tình, vốn đã dựng lên các chướng ngại vật trên con đường dẫn đến nơi họp nằm trên ngọn đồi. Một số những người này phải đi bộ dọc theo bờ biển, trong các bộ quần áo sang trọng để đến nơi họp.[14]

Dù đã rút đi vào chiều ngày thứ Sáu, 10 tháng 4, những người biểu tình nói họ có thể sẽ trở lại. "Chúng tôi đã nói được điều muốn nói. Chính phủ này không hợp pháp. Chúng tôi sẽ quay trở lại ngày mai nếu những đòi hỏi của chúng tôi không được đáp ứng," theo lời Arisman Pongreungrong, một người lãnh đạo đoàn biểu tình. Những người biểu tình đòi một đại diện quốc tế, chứ không muốn gặp một viên chức Thái Lan, ra nhận một bức thư đòi Abhisit phải từ chức. Một người đại diện phái đoàn Malaysia ra nhận thư để đoàn biểu tình rút lui. Trên đường trở ra, đoàn biểu tình này bị vài trăm người thuộc phía ủng hộ ném đá và họ phản ứng lại. Hai bên hỗn chiến cho đến khi cảnh sát đến nơi giải tán.[15]

Cuộc họp thượng đỉnh khởi sự sáng ngày 10/4 với cuộc họp của các ngoại trưởng từ 10 quốc gia thành viên Hiệp Hội Các Quốc gia Đông Nam Á và buổi họp chính diễn ra ngày 11/4 khi các vị nguyên thủ ASEAN gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn. Các cuộc họp chấm dứt ngày 12/4 sau Hội nghị Thượng đỉnh Nam Á, có thêm các quốc gia Ấn Độ, ÚcNew Zealand, nâng tổng số quốc gia tham dự lên 16 nước. Phó tổng giám đốc cảnh sát quốc gia Thái Lan, Wiroj Pahonvej, ước lượng có khoảng 2.000 người biểu tình đã đến nơi này. Khoảng 8.000 cảnh sát viên được huy động đến canh gác ở Pattaya. Không biết rõ con số binh sĩ được đưa đến nơi này.[14]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bất ổn chính trị Thái Lan tháng 4, 2009 http://www.bangkokpost.com/news/local/140473/reds-... http://www.bangkokpost.com/news/local/140563/red-s... http://khmernz.blogspot.com/2009/03/thai-foreign-m... http://khmernz.blogspot.com/2009_03_22_archive.htm... //edwardbetts.com/find_link?q=B%E1%BA%A5t_%E1%BB%9... http://www.findingdulcinea.com/news/Asia-Pacific/2... http://abcnews.go.com/International/wireStory?id=7... http://www.huffingtonpost.com/2009/04/08/thailand-... http://www.nationmultimedia.com/2009/03/29/politic... http://www.newser.com/story/54435/economy-spurs-re...